Đóng BHXH không liên tục trong 6 tháng trước khi sinh có được hưởng bảo hiểm thai sản?

Đồng nghiệp của tôi nói rằng phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục 6 tháng trước khi sinh mới được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, trường hợp của tôi có được không

Bạn đọc hỏi: Tôi có tham gia đóng bảo hiểm khi làm việc ở công ty cũ (từ tháng 1/2016 đến 5/2016). Đến tháng 08/2016 em chuyển sang làm việc cho công ty mới và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm từ đó đến nay. Tháng 1/2017, em dự định nghỉ sinh em bé.

Theo em được biết thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Tuy nhiên, chị đồng nghiệp của em cho rằng phải đóng 6 tháng liên tục trước khi sinh mới được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Vậy liệu trường hợp của em có được hưởng bảo hiểm hay không? Mong luật sư tư vấn giúp.

truoc-khi-sinh-co-duoc-huong-bao-hiem-thai-san

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 và khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 05 tháng trong khoảng thời gian còn làm việc ở công ty cũ (từ tháng 1/2016 đến 5/2016). Nếu tính từ tháng 08/2016 (khi bạn làm ở công ty mới) đến tháng 01/2017 (khi bạn sinh em bé) thì bạn cũng tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 05 tháng.

Như vậy, tổng thời gian bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội là 10 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh con.

Căn cứ vào quy định tại Luật bảo hiểm xã hội thì bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn đọc có thể gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật VOV.VN số 19006511 để được tư vấn./.

Thạc sỹ-Luật sư Vũ Hồng Hoa/HTX Luật Đống Đa

Vợ sinh con thì chồng được chế độ thai sản

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP.HCM, cho biết: “Theo quy định trong Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1.1.2016 thì: Việc vợ không có BHXH, chồng có BHXH, khi vợ sinh con thì chồng được chế độ thai sản” 

“Người lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con thì ngoài trợ cấp một lần khi sinh con còn được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản”, ông Sang cho biết.

Theo thống kê của BHXH TP.HCM, từ ngày 1.1.2016 đến nay, tại TP.HCM đã giải quyết hưởng chế độ thai sản khi vợ không có BHXH nhưng chồng có BHXH cho 2.121 trường hợp hưởng trợ cấp một lần, với số tiền gần 5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BHXH TP.HCM cũng giải quyết hưởng chế độ thai sản cho lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con là 10.729 trường hợp, với số tiền là 13,4 tỷ đồng.

Theo ông Sang, việc vợ không tham gia BHXH, chồng tham gia BHXH thì có được hưởng trợ cấp thai sản không, được quy định theo điểm e khoản 1 điều 31 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1.1.2016. Theo đó, có quy định lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.

vo-khong-co-bhxh-van-duoc-huong-thai-san-tu-bhxh-cua-chong

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: 

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

Như vậy, tại thời điểm bạn sinh con mà chồng bạn đang tham gia BHXH bắt buộc tại công ty thì chồng bạn cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:

– Về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con. Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

“Như vậy, tại thời điểm người vợ sinh con nhưng không tham gia BHXH mà có chồng đang tham gia BHXH bắt buộc tại công ty thì người chồng đương nhiên được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”, Chuyên viên pháp lý Nguyễn Anh Tâm (Hãng luật Công Khánh), nhấn mạnh.

Mặc dù không có BHXH vì chỉ ở nhà nội trợ nhưng chị M.T.H. (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hết sức ngạc nhiên khi mình vẫn có tiền thai sản qua chồng.

“Chồng mình được tiền trợ cấp thai sản khi mình sinh là 2 tháng lương. Đồng thời, ảnh cũng được nghỉ việc theo chế độ thai sản khi có vợ sinh con”, chị H. nói. “Trước giờ mình không biết có việc này”, chị H. chia sẻ thêm.

Như vậy, “trong 30 ngày sau khi vợ sinh mà chồng không nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản thì được xem như tự từ bỏ quyền lợi của mình khi vợ sinh con và không được hưởng chế độ thai sản theo quy định”, Chuyên viên pháp lý Tâm, giải thích.

Chồng được nghỉ phép khi vợ sinh con?

Theo đó, thủ tục để các ông bố vừa được “lên chức” hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh chỉ cần nộp bản sao giấy khai sinh của con cho đơn vị sử dụng lao động nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội

Người chồng được hưởng chế độ thai sản này với điều kiện là phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con. Điều kiện này tương tự như điều kiện hưởng trợ cấp thai sản đối với lao động nữ sinh con.

Nguồn: phunutoday.vn

Thời hạn nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động cần nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

thoi-han-nop-ho-so-nhan-tro-cap-that-nghiep

Nội dung này được quy định tại Khoản 1 Điều 46 và Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, cụ thể, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.

Nguồn VOV

>>>Xem thêm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội điện tử

Chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động ra nước ngoài định cư

Đối với người lao động có ý định nghỉ việc để sang nước ngoài định cư, quyền lợi bảo hiểm xã hội được đề cập tại điều 8 Nghị định số: 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Nghị định cũng quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể như sau:

Đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc trong các trường hợp sau đây:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1,2 và Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh  khác theo quy định của Bộ Y tế;
duoc-huong-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-khi-ra-nuoc-ngoai-dinh-cu

Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu người ra nước ngoài định cư và có yêu cầu thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng sẽ được áp dụng theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định số: 115/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức binh quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này, không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d khoản 1 Điều này.

Nguồn giaoducthoidai

Dự thảo mức lương tối thiểu vùng năm 2017

Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng Nghị đinh quy định mức lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2017 trình Chính phủ để thay thế Nghị định số 122/2015/NĐ-CP

Theo đó, Nghị định này quy định mức LTTV áp dụng đối với người lao động (NLĐ) làm việc ở doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có SDLĐ (gọi chung là DN) theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Theo dự thảo Nghị định, dự kiến mức lương tối thiểu năm 2017 vùng áp dụng đối với DN như sau: Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Về nguyên tắc áp dụng mức LTTV theo địa bàn, DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức LTTV quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp DN có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức LTTV khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức LTTV quy định đối với địa bàn đó.

du-thao-nghi-dinh-muc-luong-toi-thieu-vung-nam-2017

DN hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức LTTV khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức LTTV cao nhất.

DN hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức LTTV quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

DN hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức LTTV khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức LTTV cao nhất.

Mức LTTV là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức LTTV đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức LTTV đối với NLĐ đã qua học nghề.

Theo dự thảo Nghị định, căn cứ vào mức LTTV và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với NLĐ, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của DN, DN phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và NLĐ để thoả thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho NLĐ cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại DN.

Bên cạnh đó, khi thực hiện mức LTTV mới, DN không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do DN quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của DN.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội điện tử

Những quy định đối với bảo hiểm xã hội một lần

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 115/2015 ngày 11/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ đề cập chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội bắt buộc mà trong đó có những quy định đối với bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1,2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

bảo hiểm xã hội một lần

Mức hưởng Bảo hiểm Xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiễm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 nêu trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Với những người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, cụ thể thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

nguồn: nongnghiep.vn