BHXH cải cách theo công nghệ số

Theo đánh giá của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, mặc dù còn một số hạn chế, tồn tại nhất định, nhưng phương án áp dụng công nghệ thông tin đã cho thấy hiệu quả rõ nét, nhất là góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, linh hoạt về thời gian, địa điểm nhận tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng, người tham gia.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) tổ chức tổng kết công tác thí điểm phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Trước đó, từ tháng 5/2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và VNPost đã thực hiện thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) và huyện Bình Giang (Hải Dương).

day-manh-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-cong-tac-bhxh
Áp dụng công nghệ vào công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng

Theo đó, tại đây, có 19.272 người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng tiền mặt, trong đó Thanh Trì có 16.022 người và Bình Giang có 3.705 người. Đến nay, phía VNPost đã phát hành được 19.086 thẻ chi trả lương hưu điện tử (Hà Nội là 15.964 thẻ, Hải Dương là 3.122 thẻ), trong đó có 14.971 thẻ có ảnh.

Để phát hành thẻ chi trả, cơ quan bảo hiểm xã hội đã cung cấp dữ liệu thông tin của người thụ hưởng cho VNPost để cập nhật làm cơ sở phát hành thẻ và thực hiện quản lý người hưởng. Hiện VNPost vẫn đang tiến hành chụp ảnh người thụ hưởng, bổ sung thông tin để hoàn thiện dữ liệu người thụ hưởng, đảm bảo khi người thụ hưởng làm thủ tục nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng chỉ cần sử dụng thẻ chi trả.

Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin về cơ bản đã đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt cho người thụ hưởng. Trong thời gian tới, VNPost sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ chi trả offline để hỗ trợ tốt nhất cho công tác cập nhật thông tin, hình ảnh người thụ hưởng để phục vụ việc cấp thẻ và thực hiện chi trả.

Theo đánh giá của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, mặc dù còn một số hạn chế, tồn tại nhất định, nhưng phương án này đã cho thấy hiệu quả rõ nét, nhất là góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, linh hoạt về thời gian, địa điểm nhận tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng.

“Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội giúp các cơ quan quản lý nắm chính xác thông tin của người thụ hưởng, được hầu hết người thụ hưởng đồng tình, đánh giá cao”, đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay.

Từ kết quả thí điểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và VNPost thống nhất sẽ mở rộng thí điểm trên toàn thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương trong quý I/2018. Theo kế hoạch, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thí điểm, cập nhật dữ liệu người thụ hưởng, kịp thời cung cấp dữ liệu cho VNPost để quản lý và cấp thẻ chi trả.

Về phía VNPost, đơn vị sẽ chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực, đảm bảo khắc phục những hạn chế; đồng thời, tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người thụ hưởng về nguyện vọng nhận tiền qua các hình thức: Tài khoản cá nhân, tiền mặt, sử dụng thẻ chi trả…; tuyên truyền đến người hưởng về hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt qua thẻ chi trả.

Bên cạnh đó, VNPost cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các tỉnh đủ điều kiện triển khai để 2 cơ quan thống nhất lựa chọn mở rộng các địa bàn khác.

Phát biểu tại lễ tổng kết, bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của VNPost trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và thí điểm chi trả lương hưu bằng thẻ chi trả. Đồng thời, đề nghị VNPost chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến nhân dân, từ đó khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội…

Về phía người tham gia, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động BHXH đã triển khai BHXH điện tử, thông qua phần mềm BHXH điện tử hỗ trợ doanh nghiệp lập các hồ sơ và thực hiện các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 09-03-2015 về việc thí điểm giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề nghị cấp sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế và Quyết định số 763/QĐ-BHXH ngày 10-07-2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ thủ tục, quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN. Thông qua phần mềm này người tham gia dễ dàng khai bảo hiểm điện tửnộp bảo hiểm điện tử mà không cần đến văn phòng của BHXH. Có thể nói năm 2017 là năm cải cách hiệu quả của BHXH.
(Theo Ebh.vn)

Chi trả bảo hiểm xã hội qua thẻ vừa tiện vừa lợi

Sau thời gian áp dụng, tính đến thời điểm này, đa số người hưởng lợi đều đồng tình cho rằng việc sử dụng thẻ để chi trả bảo hiểm xã hội thuận tiện, nhanh chóng, giảm bớt thời gian chờ đợi.

>> Xem thêm: nộp bảo hiểm điện tửkhai bảo hiểm xã hội điện tửkhai bhxh điện tửbảo hiểm xã hội điện tử

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thực hiện thí điểm phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua bưu điện.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng khẳng định: “Việc thí điểm đã đạt nhiều kết quả, thực hiện được cơ bản những mục tiêu đề ra, mang lại lợi ích thiết thực cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cả người dân, dù rằng lúc đầu vẫn còn một số người có tâm lý e ngại, không thấy được sự tiện lợi”.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng mong muốn Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội để góp phần cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử.

thuan-tien-nhanh-chong-voi-hinh-thuc-chi-tra-bao-hiem-xa-hoi-qua-the
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Từ tháng 5/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện thí điểm phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) và huyện Bình Giang (Hải Dương).

Theo đó, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sử dụng thẻ chi trả không cần xuất trình phiếu lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh. Thẻ do Bưu điện Việt Nam đã phát hành miễn phí cho mỗi người. Thẻ có 1 mã thẻ riêng gồm 16 số. Trên thẻ có toàn bộ thông tin và hình ảnh người hưởng. Thông tin này được cập nhật, lưu giữ trên thẻ chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội, được quản lý tập trung toàn quốc trên hệ thống công nghệ thông tin.

Tính đến tháng 10/2017, bưu điện 2 huyện Thanh Trì (Hà Nội) và huyện Bình Giang (Hải Dương) đã thực hiện chi trả bằng tiền mặt cho 19.272 người (trong đó có 16.022 người ở huyện Thanh Trì, Hà Nội). 19.086 thẻ chi trả đã được phát hành (15.964 thẻ ở Thanh Trì). Tổng số người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt đạt 99,03%. Đã có 15.578 thẻ ở Thanh Trì có giao dịch với tổng số tiền 55.168.457.000 đồng; 2.851 thẻ ở Bình Giang có giao dịch với tổng số 10.780.000.000 đồng. Tổng số điểm chi trả trên địa bàn 2 huyện là 73 điểm trong đó số điểm chi trả dùng công cụ chi trả trực tuyến (online) là 70 điểm.

Bà Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: Mặc dù còn một số khó khăn xong việc thí điểm phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt đã mang lại hiệu quả rõ nét trong thực hiện cải cách hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng, linh hoạt về thời gian, địa điểm nhận tiền chế độ.

Sau thời gian áp dụng, tính đến thời điểm này, đa số người hưởng lợi đều đồng tình cho rằng việc sử dụng thẻ để chi trả bảo hiểm xã hội thuận tiện, nhanh chóng, giảm bớt thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam Đỗ Ngọc Bình cho rằng, hiện vẫn chưa phát huy hết công năng của thẻ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng như hạ tầng công nghệ. Ông Bình cũng bày tỏ mong muốn Bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp để đưa thẻ này thành công cụ thanh toán cho người thụ hưởng.

Nhấn mạnh mục tiêu giúp cho việc chi trả cho người thụ hưởng được đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và an toàn, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ủng hộ những cải tiến trong công tác chi trả của Bưu điện Việt Nam và đề nghị Bưu điện Việt Nam khảo sát, lấy ý kiến của người dân để tiếp tục mở rộng phương án thí điểm.

Xác định lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu phục vụ, bà Nguyễn Thị Minh cũng kiến nghị cần chú trọng việc tuyên truyền để người dân hiểu về dịch vụ này và tăng cường trang bị kiến thức về bảo hiểm xã hội cho mỗi cán bộ, nhân viên bưu điện để chính họ trở thành tuyên truyền viên khi thực hiện nhiệm vụ.

(Theo Baohiemxahoi.edu.vn)

Tham gia BHXH lợi ích suốt đời

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như lợi ích mà bảo hiểm xã hội mang đến nên còn băn khoăn nên gửi tiết kiệm hay nên đóng BHXH. Bài viết này đưa ra so sánh giữa tiền hưu trí và tiền tiết kiệm khi không tham gia BHXH sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên.

so-sanh-tien-huu-tri-va-tien-tiet-kiem-khi-khong-tham-gia-bhxh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hiện nay, tôi thấy nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như lợi ích mà Bảo hiểm xã hội (BHXH) mang đến nên xin đưa ra những dẫn chứng cụ thể như sau: Anh Thành Nhân xin được công việc với mức lương Net là 10 triệu đồng/tháng (lương Net là mức lương thực tế mà bạn sẽ được công ty trả hàng tháng sau khi đã trừ các khoản thuế phí khác). Như vậy tổng lương Gross của anh Thành Nhân là 11,102,631 đồng/tháng (lương Gross là tổng thu nhập của bạn bao gồm 10,5% các khoản phí BHXH, BHYT, BHTN…)

Trường hợp Thành Nhân không tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào theo quy định và phần dư ra của việc đóng bảo hiểm gửi tiết kiệm hàng tháng thì tôi tính được số tiền dôi ra khi không đóng bảo hiểm như sau:

Thuế thu nhập cá nhân: (11,102,631 – 9,000,000) x 5% = 105,132 đồng. Số tiền dôi ra khi không đóng bảo hiểm: 11,102,631 – 105,132 – 10,000,000 = 997,499 đồng.

Giả sử mức lương anh Thành Nhân không thay đổi trong 35 năm và luôn gửi tiết kiệm ngân hàng, số tiền dôi ra hàng tháng lũy kế với mức lãi suất một tháng là 6%/năm. Như vậy sau 35 năm, anh Thành Nhân có số tiền tiết kiện là:

(997,449/0.5%) × {[(1+0.5%)^420]-1} × (1+0.5%) = 1,428,181,242 đồng.

Như vậy sau 35 năm không đóng bảo hiểm, anh Thành Nhân tiết kiệm được hơn 1,4 tỷ đồng. Hàng tháng anh sử dụng tiền lãi của hơn 1,4 tỷ đồng đó là: 1,428,181,242 x 0.5% = 7,140,906 đồng.

Lãi suất ngân hàng tôi tính khá cao, đến 6%/năm cho một tháng. Nhiều người vẫn lầm hiểu các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động đóng cho người lao động là phần của người lao động được hưởng. Nhưng thực tế khoản này được gọi là chi phí tiền lương do người sử dụng lao động phải tự bỏ ra và nó không thuộc về người lao động.

Trường hợp, anh Thành Nhân tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định thì sau 35 năm (theo quy định mới năm 2018), về hưu lúc 60 tuổi thì số lương hưu nhận hàng tháng là: 11,102,631 x 75% = 8,326,973 đồng. Số tiền lương hưu của anh Thành Nhân cao hơn số tiền lãi hàng tháng của tiền tiết kiệm gửi ngân hàng.

Ngoài ra hằng năm các cơ quan nhà nước vẫn luôn tính trượt giá trên lương hưu. Nếu tôi lấy phần chênh lệch giữa hai khoản tiền cũng như phần trượt giá hàng năm đem gửi tiết kiệm thì trong vòng khoảng 20 năm tôi đã có được khoản tiền tiết kiệm tương đương số tiền tiết kiệm do không đóng bảo hiểm. Khoản này sẽ còn tăng lên do tiền lương hưu cao hơn.

Nhiều người vẫn tranh cãi về BHXH không liên quan đến Bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng thực chất có liên quan nhau. Căn cứ theo luật BHXH thì người đang hưởng lương hưu sẽ được tổ chức BHXH đóng BHYT hàng năm. Như vậy trong tiền BHXH tôi đóng hiện nay nó cũng bao gồm tiền BHYT cho tôi khi tôi về hưu.

Như vậy nếu tham gia BHXH thì tôi còn được lợi ở khoản BHYT khi về hưu. Tôi cũng thấy nhiều bạn đọc đề cập tới việc nếu chết thì mất số tiền BHXH bởi vì tiền tuất không được bao nhiêu.

Nếu đề cập tới vấn đề này thì chắc chắn là đúng nhưng đâu có ai muốn mình chết sớm phải không. Các bạn cứ thử nghĩ nếu mình sống tới năm 80 tuổi thì số tiền hưu trí của mình đã vượt xa số tiền tiết kiệm do không tham gia bảo hiểm rồi.

Tôi cho người dân đóng BHXH là lợi ích lâu dài, còn quan điểm của bạn như thế nào?

>>> Xem thêm: kê khai bảo hiểm xã hội, khai bảo hiểm xã hội qua mạng, nộp bảo hiểm xã hội điện tử, phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử

(Theo Baohiemxahoi.edu.vn)

Sự lo ngại với hệ thống an sinh xã hội sau khi nhận BHXH một lần

Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức nên NLĐ chưa hiểu cặn kẽ mục đích, ý nghĩa của Luật BHXH, nhất là quy định về giải quyết BHXH một lần.

>> Xem thêm: ke khai bhxhkhai bảo hiểm xã hội qua mạngnộp bảo hiểm xã hội điện tử

gia-tang-rut-bhxh-mot-lan-trong-9-thang-dau-nam
Bàn giao sổ BHXH cho người lao động chuyển việc làm tại BHXH Quế Võ (Bắc Ninh)

Cái lợi trước mắt

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động (NLĐ) nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, nếu có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Với mỗi năm làm việc, số tiền nhận “một cục” khi rút BHXH một lần tương đương với 2 tháng lương đóng BHXH.
Tình trạng rút BHXH 1 lần xảy ra nhiều với công nhân các khu công nghiệp – khu chế xuất (KCN-KCX). Sau gần 12 năm làm công nhân ở Bình Dương, chị Nguyễn Thị Xuân (43 tuổi, Sông Lô, Vĩnh Phúc) lại về quê làm nông nghiệp. Nhận “một cục” được 48 triệu đồng, chị Xuân mua đôi trâu và ít con giống để chăn nuôi. “Khi nhận BHXH một lần, cán bộ công đoàn cũng khuyên tiếp tục đóng BHXH để sau này có lương hưu. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình nên tôi vẫn quyết định nhận một lần để trang trải cuộc sống, rồi tính đến đâu hay đến đó”, chị Xuân cho biết.
Tương tự, dù đã làm việc hơn 13 năm nhưng chị Lê Thị Thanh (Ba Vì, Hà Nội) vẫn quyết định nhận BHXH một lần với số tiền 55 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.
Thống kê chưa đầy đủ của BHXH Việt Nam cho thấy, người lao động khi rút BHXH 1 lần đều lý giải cần tiền làm ăn, không có tiền đóng tiếp BHXH, hoặc có suy nghĩ còn lâu mới đủ tuổi lĩnh lương hưu… dẫn đến yêu cầu nhận BHXH một lần tăng cao. Cụ thể, năm 2007 có 129.156 người lao động (NLĐ) hưởng BHXH một lần thì đến năm 2016 tăng lên 665.306 người và dự kiến năm 2017 có gần 690.000 người.
Theo các chuyên gia lao động, những lao động trẻ, lao động khu công nghiệp, dễ tìm việc làm, chuyển đổi việc làm là những đối tượng dễ rút BHXH một lần. Đặc biệt với lao động lớn tuổi, thường trên 35 tuổi ít có cơ hội làm việc tại các KCN –KCX phải về quê nên rút BHXH một lần để trang trải cuộc sống trước mắt, chứ chưa nghĩ đến cuộc sống về già sau này.
Bên cạnh đó, nhiều NLĐ xuất thân từ khu vực nông thôn, không có ý định gắn bó với công việc lâu dài hoặc lo sợ gặp rủi ro, trượt giá nên chỉ muốn cầm tiền trước cho… chắc ăn. Ngoài ra, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức nên NLĐ chưa hiểu cặn kẽ mục đích, ý nghĩa của Luật BHXH, nhất là quy định về giải quyết BHXH một lần…

Thiệt thòi lâu dài

Hiện nay, theo quy định pháp luật, tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương tháng, trong đó NLĐ đóng 8% và người SDLĐ đóng 14%, có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ BHXH hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nhưng nếu hưởng một lần, thì NLĐ chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho 1 năm tham gia BHXH. Như vậy, quỹ BHXH không hề bị ảnh hưởng, nhưng NLĐ lại chịu thiệt thòi, mất đi 0,64 tháng lương/năm.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: BHXH đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi về già. Tuy nhiên việc lao động trên 35 tuổi tại các KCN-KCX bị sa thải và việc lĩnh BHXH một lần gia tăng có sự liên hệ mật thiết với nhau và sẽ có tác động lớn đến cuộc sống về lâu dài. Do đó, về phía người lao động cần cân nhắc kỹ khi rút BHXH một lần. Về phía Tổng Liên đoàn lao động, trước mắt chỉ đạo Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh có khảo sát cụ thể đề đề xuất giải pháp. Đồng thời Tổng Liên đoàn lao động cùng với các ban ngành có nghiên cứu để có chính sách tổng thể hơn về hiện tượng này.
Còn bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: “Lao động rút BHXH một lần sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống an sinh xã hội. Cụ thể, những người không có lương hưu phải đến 80 tuổi mới được hưởng trợ cấp xã hội 270.000 đồng/tháng. Trong quãng thời gian đó, họ vẫn phải lao động kiếm sống. Nếu có rủi ro về thiên tai, bệnh tật… sẽ là gánh nặng cho gia đình, xã hội”.
Trong khi đó, nếu có lương hưu, đồng nghĩa với việc sẽ có nguồn thu nhập ổn định, đồng thời còn được cấp miễn phí thẻ BHYT nên không phải lo lắng khi ốm đau, bệnh tật. Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc nhận BHXH một lần (cho cùng một khoảng thời gian đóng BHXH), thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
Hiện nay chưa có thống kê sau khi rút BHXH một lần, việc sử dụng hiệu quả đến đâu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số sử dụng hợp lý số tiền này để đầu tư cho sản xuất mang lại hiệu quả chiếm không quá 10%, còn lại sẽ tiêu hết số tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian ngắn. Nếu không có BHXH thì NLĐ sẽ rơi vào tình trạng nghèo hóa, chất lượng cuộc sống thấp và trở thành gánh nặng cho cộng đồng…
(Theo Ebh.vn)

Quy định mới về đối tượng, mức đóng BHXH

Từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, bên cạnh đó người lao động ngắn hạn cũng được đóng BHXH.

>> Xem thêm: ke khai bhxhnộp bảo hiểm điện tử

quy-dinh-moi-ve-muc-dong-doi-tuong-dong-bao-hiem-xa-hoi

Từ ngày 1/1/2018, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng thêm bao gồm người lao động có hợp đồng từ 1 đến 3 tháng, người lao động nước ngoài có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề

Không đóng BHXH bắt buộc trên tổng thu nhập

Đối với đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Việc đóng BHXH trên tiền lương thực tế, theo BHXH Việt Nam, là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu… mức hưởng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đối với các đơn vị sử dụng lao động, nhiều doanh nghiệp băn khoăn, căn cứ tính đóng BHXH có phải là tổng thu nhập của người lao động?

Ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, nền tiền lương đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung. Trong đó, mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng. Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt… Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
“Theo quy định hiện hành, tiền lương được phân loại thành 2 nhóm cố định hàng tháng theo kỳ trả lương và các khoản không định kỳ. Chỉ những khoản phụ cấp lương và bổ sung được trả cố định theo kỳ lương mới tính vào thu nhập để tính mức đóng BHXH”, ông Trần Hải Nam nhấn mạnh.
Các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung khác không trả định kỳ hàng tháng, mà phụ thuộc vào kết quả sản xuất, doanh, phụ thuộc vào kết quả làm việc của người lao động thì không tính làm căn cứ đóng BHXH. Theo ông Trần Hải Nam, nền tiền lương đóng BHXH hiện nay chưa tiệm cận thu nhập thực tế của người lao động được nhận. Quy định mới chỉ hướng tới điều chỉnh mức lương đóng BHXH tiến gần hơn nữa với thu nhập thực tế.
Trước những lo ngại những tác động đối với doanh nghiệp, ông Trần Hải Nam cho rằng, việc này còn phụ thuộc vào cách thức doanh nghiệp trả lương. Nếu hiện tại trong cấu phần tiền lương, mức chi trả lương chiếm đa số thì điều chỉnh mức đóng sẽ không đáng kể. Nhưng nếu doanh nghiệp để mức lương thấp, phân bổ chủ yếu vào phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, thì khi điều chỉnh mức đóng theo quy định mới, doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm.

Người lao động ngắn hạn cũng được đóng BHXH

Từ ngày 1/1/2018, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng thêm bao gồm người lao động có hợp đồng từ 1 đến 3 tháng, người lao động nước ngoài có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề.
Hiện có một lượng không nhỏ người lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Quy định mới sẽ giúp nhóm lao động này được tham gia BHXH, được trợ giúp khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm… Tuy vậy, có đơn vị sử dụng lao động e ngại rằng, việc đóng BHXH cho người lao động 1 – 3 tháng sẽ khiến doanh nghiệp “phiền phức” bởi lượng lao động này không ổn định, thường xuyên chuyển chỗ làm, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có tính mùa vụ, sử dụng nhiều lao động ngắn hạn.
Song theo ông Trần Đình Liệu, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, về khâu tổ chức thực hiện, BHXH đã hiện đại hóa các cơ sở quản lý để triển khai thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ cấp sổ, thẻ, chi trả quyền lợi cho người lao động.
“Theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, chúng tôi đã rút ngắn thời gian cấp sổ, thẻ cho người tham gia mới. Luật quy định thời gian là 20 ngày, nhưng chúng tôi đã rút ngắn chỉ còn 7 ngày với người mới tham gia. Với người đã tham gia, đã có mã số BHXH, đã được trả sổ BHXH có thể tham gia đóng ở bất cứ đâu và với việc đăng ký điện tử thì chỉ mất 2 ngày, thậm chí trong ngày là xong”, ông Trần Đình Liệu cho biết.
Cũng theo ông Liệu, nhiều công việc trước đây do đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện, nay đã chuyển sang BHXH, kể cả việc tiếp nhận, trả hồ sơ, giải quyết chính sách. Đơn vị dịch vụ công là bưu điện sẽ đến tận nơi nhận hồ sơ. Việc trả hồ sơ, sổ, thẻ cũng làm tận nơi; đơn vị sử dụng không phải đến cơ quan BHXH, không phải trả phí. Sổ BHXH cũng được trả tận tay người lao động.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam đang rà soát bổ sung thông tin người tham gia để cấp mã số BHXH, tiến tới hoàn thành cấp thẻ BHXH điện tử vào năm 2020, thay thế hoàn toàn thẻ BHYT và sổ BHXH giấy như hiện nay. Cơ quan này đang phấn đấu đạt mục tiêu đồng bộ và ghép được 70% mã số BHXH cho người tham gia trên toàn quốc. Sau đó sẽ tiến hành in, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số định danh.

(Theo Baohiemxahoi.edu.vn)