Năm 2018, nhiều điểm mới trong sử dụng thẻ BHYT

Điểm mới của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là không ghi thời hạn sử dụng nếu người tham gia muốn biết thông tin, thời hạn sử dụng có thể chủ động tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam theo mã số BHXH ghi trên thẻ… Ngoài ra, bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh.

Nhiều điểm mới trong sử dụng thẻ BHYT

Báo cáo của BHXH Việt Nam cho biết, tính đến nay, cả nước đã in và cấp được gần 55 triệu thẻ BHYT theo mã số BHXH, tập trung vào số đối tượng có thẻ BHYT hết hạn sử dụng đến ngày 31-12-2017 (gồm: người lao động, học sinh, sinh viên, người nghèo, người dân vùng hải đảo…). BHXH các địa phương đang tập trung cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH xong trước ngày 30-6-2018.

Phó Trưởng ban Sổ thẻ (BHXH Việt Nam) Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Điểm “đặc biệt” của thẻ BHYT mới là, không ghi thời gian hết hạn sử dụng, mà chỉ có thông tin ngày thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng. Để biết thêm thông tin về thời hạn sử dụng, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam theo mã số BHXH ghi trên thẻ. Trường hợp vướng mắc, có thể liên hệ cơ quan BHXH qua tổng đài 1900969668 để được giải đáp. Đến kỳ hạn đóng tiền gia hạn thẻ, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm thông báo và đôn đốc đơn vị sử dụng lao động, người tham gia tiếp tục đóng BHYT đúng quy định.

Đối với trường hợp đổi thẻ mới có giá trị sử dụng năm 2017, nếu người dân vẫn tiếp tục tham gia BHYT trong năm 2018, cơ quan BHXH chỉ cần cập nhật giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu từ ngày 1-1-2018 và in danh sách cấp thẻ gửi đơn vị quản lý đối tượng. Thẻ BHYT theo mẫu mới đã cấp cho người tham gia trong năm 2017 vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng.

nhieu-diem-moi-khi-dung-the-bhyt
Nhiều điểm mới khi dùng thẻ BHYT và người dân được tạo điều kiện khi đi khám chữa bệnh

Đây là những điểm mới và thuận lợi của việc sử dụng thẻ BHYT mới, thông tin của người dân được đồng bộ với hệ thống dữ liệu quốc gia mà BHXH Việt Nam đã xây dựng và sẽ liên tục cập nhật. Với cách quản lý này, thẻ BHYT sẽ không cần phải đổi hằng năm như trước đây…

Liên quan việc xác định thời điểm 05 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT của một số trường hợp còn chưa chính xác, ông Nguyễn Văn Hiếu lý giải: Do quá trình tham gia chưa đồng bộ với mã số BHXH, cho nên đã xảy ra một số trường hợp nhầm lẫn. Vì vậy, đơn vị sử dụng lao động và người tham gia cần hỗ trợ cơ quan BHXH kiểm tra khi nhận thẻ. Nếu thông tin chưa đúng, cần thông báo lại để cơ quan BHXH rà soát, đổi lại thẻ.

Ngoài ra, hiện nay một số trường hợp có thẻ BHYT mới, nhưng dữ liệu tra cứu cho thấy giá trị sử dụng thẻ chỉ đến ngày 31-12-2017. Nguyên nhân là do phía cơ quan quản lý đối tượng không kịp phê duyệt danh sách trước thời điểm 1-1-2018 để gửi cơ quan BHXH. Để tránh ảnh hưởng quyền lợi, người tham gia cần liên hệ ngay với cơ quan quản lý đối tượng để sớm chuyển danh sách phê duyệt mua BHYT năm 2018 đến cơ quan BHXH.

Theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT, trường hợp đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia, đối tượng có quyền được hưởng mức BHYT cao nhất và chỉ được cấp một thẻ BHYT duy nhất. Vì vậy, người tham gia cần cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền hưởng BHYT cao hơn cho cơ quan BHXH.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tập trung nghiên cứu dự thảo về sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử để triển khai thí điểm trong thời gian tới. Chậm nhất đến năm 2020 sẽ thực hiện cấp đầy đủ sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT và kết nối với cơ sở dữ liệu thẻ an sinh xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo hiểm (một trong sáu danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai theo Quyết định 714/QĐ-TTg ngày 22-5-2015 của Thủ tướng Chính phủ) để tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT

Trước đó, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 3340/BHXH-ST về việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số BHXH từ ngày 8-8-2017. Trong đó, hướng dẫn các cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm liên hệ với phòng/bộ phận giám định BHYT của cơ quan BHXH xác minh, tra cứu thông tin về thẻ BHYT nếu thấy cơ sở dữ liệu không đầy đủ hoặc không đúng. Đồng thời, phòng/bộ phận giám định BHYT có trách nhiệm liên hệ với phòng/bộ phận cấp sổ, thẻ trả lời cơ sở KCB BHYT về giá trị sử dụng thẻ ngay trong ngày, không để ảnh hưởng quyền lợi của người tham gia. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các tỉnh in, trả ngay thẻ BHYT theo mã số bảo hiểm xã hội cho đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT trước ngày 1-1-2018; phối hợp hướng dẫn kê khai bổ sung và nhận thẻ BHYT mới khi có nhu cầu. Về rà soát thời điểm hưởng quyền lợi sau khi tham gia BHYT 05 năm liên tục, BHXH các tỉnh, thành phố cần chủ động thông báo và phối hợp đơn vị, người tham gia để đối chiếu dữ liệu. Việc cập nhật dữ liệu một số trường hợp chưa kịp thời đã được BHXH Việt Nam giải quyết ngay trong ngày đầu thẻ BHYT mới có hiệu lực. Để không xảy ra thêm các trường hợp tương tự, BHXH Việt Nam đã yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin trong tháng 1-2018 phải có một tổ “trực chiến” bảo đảm toàn bộ cơ sở dữ liệu cũ và mới đều thống nhất, đưa lên Cổng thông tin điện tử của ngành, không bỏ sót quyền lợi của người tham gia.

Đối với trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị tại cơ sở KCB, nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng, ngày 29-12-2017, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 5917/BHXH-CSYT hướng dẫn riêng. Theo đó, quỹ BHYT vẫn thanh toán chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo chế độ quy định cho đến hết đợt điều trị ngoại trú cho người bệnh BHYT. Đối với trường hợp điều trị nội trú, quỹ BHYT sẽ thanh toán chi phí cho đến khi ra viện cho các trường hợp thẻ hết hạn sử dụng vào cuối năm tài chính (ngày 31-12), và chưa có thẻ BHYT mới do các nguyên nhân khách quan (khâu lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT không kịp thời; cơ quan, đơn vị, hộ gia đình có tham gia BHYT nhưng chưa kịp nhận thẻ BHYT). Trường hợp cơ quan, đơn vị chưa tham gia BHYT cho người lao động trong năm tài chính mới, cơ quan BHXH sẽ thông báo để chủ sử dụng lao động biết và nêu rõ người bệnh sẽ không được quyền lợi KCB BHYT khi thẻ BHYT đã hết hạn sử dụng.

Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách BHYT Lê Văn Phúc giải thích rõ hơn về quy định này: Về góc độ pháp lý, nguyên tắc của BHYT là có đóng, có hưởng. Khoản 4, Điều 16 Luật BHYT 2014 quy định, thẻ BHYT không còn giá trị sử dụng khi hết hạn, hoặc người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tất cả những đối tượng tham gia BHYT cần thường xuyên quan tâm thời hạn giá trị của thẻ, kịp thời đóng tiền đúng hạn, tránh tình trạng thẻ hết hạn sử dụng mà không nộp tiền theo quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi KCB BHYT.

(Nguồn: Báo nhân dân)

Quyết định thay đổi mã số bảo hiểm xã hội của BHXH VN

Việc điều chỉnh những điểm mới trong quy trình cấp mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa tác động thuận lợi cho người lao động, vừa là việc làm chống lạm dụng quỹ BHXH, BHYT, đồng thời đây sẽ là căn cứ để cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử cho người tham gia.

Theo BHXH VN, quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc cấp mã số BHXH có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Được biết, mã số BHXH là mã số định danh các nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT, giúp hoàn thiện quy trình quản lý xuyên suốt quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT.

Kết cấu mã số BHXH

Giải thích của đại diện Ban Thu (BHXH VN), mã số BHXH là dãy số tự nhiên bao gồm 10 chữ số (gồm 02 số đầu là mã tỉnh, 08 số tiếp theo là số tự nhiên) và là số sổ BHXH và là 10 số cuối thẻ BHYT.

Sổ BHXH, thẻ BHYT được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) theo mã số BHXH từ ngày 01/8/2017. Cụ thể:

Theo ông Vũ Mạnh Chữa –  Phó Trưởng Ban Thu (BHXH VN), thẻ mới thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”. Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

Thay thế từ “Số:” in trên thẻ BHYT bằng cụm từ “Mã số:” và thời hạn sử dụng thẻ BHYT: chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/….”

thay-doi-ve-ma-so-bao-hiem-xa-hoi

 

Sự thay đổi mới trong mã số bảo hiểm xã hội

Tác động của việc cấp mã số BHXH

Theo ông Vũ Mạnh Chữ, mã số BHXH sẽ giúp người tham gia BHXH dễ dàng quản lý thông tin BHXH cá nhân.

“Chỉ cần cung cấp mã số BHXH khi tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT được thuận lợi trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp không nhớ, cơ quan BHXH phải có trách nhiệm đối chiếu dữ liệu quản lý” – ông Vũ Mạnh Chữ nói.

Đối với đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH, mã số BHXH sẽ giúp thuận tiện trong việc giải quyết chế độ BHXH, BHYT; giảm thời gian trong việc kê khai, cập nhật thông tin người tham gia BHXH, BHYT.

Đồng thời, việc cấp mã số BHXH cũng giúp cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ quá trình đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT của người tham gia.

Việc cấp mã số BHXH cũng giúp cắt giảm thủ tục hành chính, giảm giờ giao dịch của cá nhân, tổ chức với cơ quan BHXH, tạo điều kiện thuận tiện cho người tham gia khi giao dịch với cơ quan BHXH trong việc tham gia, hưởng chế độ BHXH, BHYT.

Về xác nhận với các đơn vị nợ BHXH, BHTN

Theo ông Vũ Mạnh Chữ, đối với đơn vị nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHTN) nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN. Cụ thể, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

”Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH” – ông Vũ Mạnh Chữ nói.

Để biết thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội điện tử và phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử, cá nhân và doanh nghiệp liên hệ với công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn theo địa chỉ:

Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn

Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Tel : 024.37545222 – Fax: 024.37545223
Website: https://ebh.vn

Xem thêm: kê khai bảo hiểm xã hộinộp bảo hiểm điện tửphần mềm khai bảo hiểm qua mạng

(Nguồn: ebh.vn)

Thời gian thực hiện thủ tục BHXH, BHYT giảm xuống còn 45 giờ/năm

Nhờ nỗ lực thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào ngành bảo hiểm, trong những năm gần đây các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ BHXH, giám định BHYT đã được triển khai đồng bộ, thông suốt trong toàn ngành.

Ngày 17/8/2017, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã chủ trì buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về tình hình ứng dụng CNTT.

Đánh giá cao hoạt động ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam thời gian qua, nhất là trong 3 năm gần đây, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh: CNTT đã được triển khai ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của ngành BHXH; các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ BHXH, giám định BHYT đã được triển khai đồng bộ, thông suốt trong toàn ngành.

giam-thoi-gian-thuc-hien-thu-tuc-bhxh-1

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tình hình ứng dụng CNTT của ngành này.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng ghi nhận, đánh giá cao việc BHXH Việt Nam đã xây dựng được nhiều hệ thống thông tin (HTTT) phục vụ hoạt động của ngành, trong đó đa số đều được triển khai tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Theo thông tin được ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chia sẻ tại buổi làm việc, kết quả triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp của ngành BHXH rất ấn tượng.

Tính đến nay, BHXH Việt Nam đã cung cấp 14 thủ tục hành chính (TTHC) mức độ 3 và 4, với lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh rất lớn. Trong đó, TTHC có số lượng hồ sơ trực tuyến nhiều nhất là thủ tục cho đơn vị tham gia lần đầu, điều chỉnh đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với hơn 18,5 triệu hồ sơ; và TTHC có số lượng hồ sơ trực tuyến ít nhất là thủ tục cấp lại sổ BHXH do điều chỉnh nội dung ghi trên sổ, cũng có tới 6.000 hồ sơ.

Trong thời gian qua, cơ quan bảo hiểm xã hội đã quyết liệt thực hiện rà soát TTHC. Kết quả, số lượng TTHC đã giảm từ 115 thủ tục (năm 2015) xuống còn 28 thủ tục (tính đến ngày 1/7/2017), với nhiều hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả mà người dân, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng như: giao dịch điện tử, giao dịch qua dịch vụ bưu chính…

Đối với việc triển khai các HTTT, cơ sở dữ liệu (CSDL), đại diện lãnh đạo BHXH Việt Nam cho hay, ngành BHXH đang xây dựng và sở hữu những HTTT lớn như: Hệ thống giao dịch BHXH điện tử; Hệ thống thông tin giám định BHYT; Hệ thống cấp số định danh và quản lý BHYT hộ gia đình; Hệ thống quản lý chi trả, xét duyệt các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. ..

Trong đó, được chính thức vận hành từ năm 2015, Hệ thống giao dịch nộp bảo hiểm xã hội điện tử đến nay đã có gần 500.000 đơn vị sử dụng lao động trên toàn quốc sử dụng, với hơn 28,6 triệu hồ sơ được tiếp nhận và xử lý.

Còn với hệ thống thông tin giám định BHYT, hệ thống này được triển khai từ năm 2016 và đã kết nối với hơn 12.000 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, thực hiện chuẩn hóa gần 12 triệu dữ liệu danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật. Nhờ có hệ thống tự động phát hiện, BHXH Việt Nam đã từ chối thanh toán trên 10% hồ sơ đề nghị thanh toán với số tiền lên tới 3.800 tỷ đồng do sai thông tin về thẻ BHYT, sai mức hưởng, đề nghị thanh toán trùng lặp…

“Cá biệt có trường hợp một bệnh nhân đi khám bệnh hơn 300 lần trong 3 tháng. Đây là công cụ hữu hiệu ngăn ngừa trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT của một số đơn vị khám chữa bệnh, người chữa bệnh”, đại diện lãnh đạo BHXH Việt Nam cho hay.

giam-thoi-gian-thuc-hien-thu-tuc-bhxh

Thời gian nộp hồ sơ BHXH, BHYT chỉ còn 45 giờ/năm

Hiện ngành Bảo hiểm xã hội đã tạo lập xong CSDL cho các hộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của 92,6 triệu dân, tương ứng với 24,3 triệu hộ gia đình trên toàn quốc (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Đáng chú ý, theo đại diện BHXH Việt Nam, đến nay ngành BHXH đã tạo lập xong CSDL cho các hộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của 92,6 triệu dân, tương ứng với 24,3 triệu hộ gia đình trên toàn quốc. CSDL này đã được chia sẻ cho Bộ Y tế để sử dụng trong việc lập hồ sơ chăm sóc sức khỏe nhân dân, theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trong phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, CSDL các hộ gia đình tham gia Bảo hiểm y tế với hơn 92 triệu người dân tham gia tương ứng với 24 triệu hộ gia đình là kho dữ liệu quý, cần được chia sẻ với các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng hiệu quả.

Thứ trưởng chỉ đạo Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng của BHXH báo cáo đầy đủ, sớm nhất các công việc cần làm để CSDL của BHXH có thể chia sẻ với các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, cần giải quyết các vấn đề về kết nối liên thông, phát huy trục liên thông Bộ TT&TT đã xây dựng để phục vụ công tác kết nối liên thông với các CSDL quốc gia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng lưu ý, BHXH Việt Nam trong thời gian tới cần quan tâm tới các vấn đề cụ thể như: sớm ban hành khung Kiến trúc chính phủ điện tử theo Quyết định 1819 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020; khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT sớm hoàn thành việc xây dựng, bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ, tổ chức triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Để biết thêm thông tin về bảo hiểm xã hội, phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử quý doanh nghiệp, cá nhân có thể tham khảo tại địa chỉ dưới đây:

Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn

Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Tel : 024.37545222 – Fax: 024.37545223
Website: ebh.vn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tra cứu thông tin bảo hiểm

Chỉ với vài thao tác, người tham gia BHXH sẽ biết được mã số BHXH, quá trình tham gia BHXH một cách trực tuyến thay vì phải lên cơ quan BHXH nhờ truy xuất như trước kia.

>> Xem thêm: khai bảo hiểm xã hội qua mạng , kê khai bảo hiểm xã hội

ung-dung-cntt-trong-tra-cuu-thong-tin-bao-hiem-01

Việc tra cứu thông tin BHXH có thể thực hiện một cách dễ dàng qua mạng

Cụ thể, người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) sử dụng máy tính hay điện thoại có kết nối mạng internet và truy cập vào địa chỉ http://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx. Sau đó, nhập các thông tin gồm: Tỉnh/thành phố theo nơi đăng ký thường trú; Họ và tên đầy đủ; Nhập ít nhất 1 trong các thông tin bắt buộc (mã hộ gia đình, mã số BHXH, mã thẻ, chứng minh nhân dân, ngày sinh) và nhập mã xác thực.

Hoàn tất các bước trên, người tham gia BHXH click chuột vào mục tra cứu, các thông tin liên quan gồm: mã số BHXH, số sổ, mã thẻ, họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ, địa chỉ, trạng thái, xem thông tin hộ sẽ được hiển thị.

ung-dung-cntt-trong-tra-cuu-thong-tin-bao-hiem-02

Sau khi có được các thông tin cơ bản, người tham gia BHXH có thể tra cứu về quá trình tham gia BHXH

Với các thông tin vừa có được, người tham gia BHXH tiếp tục truy cập vào địa chỉ http://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx và nhập đầy đủ thông tin. Sau đó click vào tra cứu để xem quá trình tham gia BHXH của mình. Lưu ý, ở mục tỉnh thành phải chọn nơi tham gia BHXH.
(Theo ebh.vn)

Người tham gia BHYT tại Hà Tĩnh được đảm bảo quyền lợi

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vẫn được hưởng 100% chi phí và đảm bảo quyền lợi. 

>> Xem thêm: kê khai bảo hiểm xã hộinộp bảo hiểm điện tử

dam-bao-quyen-loi-cua-nguoi-tham-gia-bhyt-tai-ha-tinh
Theo BHXH Việt nam, việc cơ quan BHXH thực hiện thanh toán trực tiếp là không trái với các quy định của pháp luật về KCB BHYT và vẫn đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa có ý kiến phản hồi về những phản ánh xung quanh thông báo của BHXH tỉnh Hà Tĩnh vê việc người dân trên địa bàn tỉnh nếu đi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y tế và mang hóa đơn chứng từ về thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Theo một số phản ánh của báo chí, việc làm này là trái với Luật BHYT và làm mất đi quyền lợi được khám BHYT thông tuyến huyện của người dân.

Về việc này, ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng ban, phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, người bệnh có thẻ BHYT đi KCB không đúng tuyến tức là đi KCB không đúng nơi đăng ký ban đầu, hoặc là KCB không ở đăng ký ban đầu mà không có giấy chuyển tuyến (trừ trường hợp cấp cứu).

Việc từ ngày 1/1/2016, người bệnh có thẻ BHYT tự đi KCB tại các bệnh viện tuyến huyện không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu được hưởng 100% chi phí có nghĩa là quyền lợi của họ được hưởng đầy đủ 100% như khi họ đi KCB đúng tuyến, nhưng vẫn phải xác định đây là các trường hợp KCB không đúng thủ tục theo quy định của Điều 28 Luật BHYT.

Thuật ngữ “thông tuyến” không được ghi trong các văn bản quy phạm pháp luật về KCB BHYT.

Tại Điều 31, Luật BHYT quy định các trường hợp được thanh toán trực tiếp bao gồm “khám, chữa bệnh không đúng thủ tục theo quy định của Điều 28 Luật BHYT”. Nội dung này được làm rõ tại Điều 14, Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Tài chính – Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT.

Vì vậy, việc cơ quan BHXH thực hiện thanh toán trực tiếp là không trái với các quy định của pháp luật về KCB BHYT và vẫn đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Ông Lê Văn Phúc cho biết thêm, chi phí KCB đa tuyến ngoại tỉnh phát sinh của Hà Tĩnh chủ yếu tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (chủ yếu là TP. Vinh). Qua kiểm soát, nhận thấy chi phí bình quân nội trú, ngoại trú của một số bệnh viện tại TP.Vinh (Nghệ An) ở mức cao, nên BHXH Hà Tĩnh phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn quỹ BHYT của mình.

Khi người dân phải ứng tiền ra chi trả trước thì người dân sẽ quản lý tốt hơn chi phí KCB của mình, sẽ không chi trả cho các dịch vụ chưa cần thiết. Đồng thời, cơ quan BHXH cũng quản lý chặt chẽ hơn khi giám định trực tiếp từng hồ sơ, tránh được tình trạng kê khống, thống kê sai và từ đó sẽ góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

BHXH Việt Nam đã chỉ đạo, khi bệnh nhân Hà Tĩnh chi trả trực tiếp tại các bệnh viện của Nghệ An đem hồ sơ về thanh toán, cơ quan BHXH Hà Tĩnh phải tổ chức triển khai giám định nhanh để thanh toán nhanh cho người bệnh, đảm bảo thuận lợi, tránh tình trạng người bệnh phải đi lại nhiều lần.

Ông Lê Văn Phúc khẳng định, để làm điều này, có thể nói cơ quan BHXH phải mất thêm nhân lực, từ việc giám định tại cơ sở KCB đến tổ chức thanh toán trực tiếp cho người bệnh. BHXH Việt Nam đang tạm thời áp dụng cho hai địa phương là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sau thời gian 3 tháng, BHXH Việt Nam sẽ tổ chức đánh giá về cả quản lý chi phí, sự thuận lợi của người bệnh và nhu cầu thực sự cần thiết về KCB của người dân. Nếu giải pháp này được tổ chức thực hiện hiệu quả, sẽ áp dụng thêm ở các địa phương khác.
(Theo ebh.vn)

Cách tính chế độ hưu trí mới nhất từ tháng 1 năm 2018

Cách tính chế độ hưu mới thực hiện từ tháng 1 năm 2018 có nhiều quyền lợi bổ sung cho người lao động. Nên nghỉ hưu khi nào để có được quyền lợi cao nhất sẽ được phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây.

cach-tinh-che-huu-tri-moi-nhat-tu-thang-1-nam-2018

Để biết được mình nên nghỉ hưu vào thời điểm nào đảm bảo quyền lợi cao nhất, người lao động cần phải tì hiểu kỹ về Điều 56 trong luật bảo hiểm xã hội. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2018, luật có thay đổi bổ sung như sau:

Thứ nhất: Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Thứ hai: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Thứ ba: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Thứ tư: Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Thứ năm: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

Như vậy, tác động đến tỷ lệ hưởng lương hưu chủ yếu là lao động nữ, bởi 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% thay vì 3%, cho nên phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa là 75%, không phải 25 năm như hiện tại.

Còn đối với lao động nam, tỷ lệ tính thêm vẫn như cũ, chỉ khác là mức khởi điểm 45% tăng dần hàng năm (năm 2018 là 16 năm cho đến năm 2022 trở đi là 20 năm), do đó lao động nam sẽ giảm mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 58 (cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% – NV).

Từ thực tiễn đó, theo cá nhân tôi, lao động nam không cần phải phân vân khi nghỉ hưu năm 2017 hay từ năm 2018 trở đi mà nên làm việc đến khi đủ 60 tuổi hãy nghỉ hưu là lợi nhất.

Tính theo khoản 2, Điều 56 thì đối với lao động nữ nếu vì lý do sức khỏe, có đủ 25 năm đóng BHXH và tuổi đời nằm trong phạm vi đủ 52, 53, 54 tuổi thì nên cân nhắc có thể nghỉ hưu trong năm 2017 để có tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn năm sau (tất nhiên phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo Điều 55).

Ví dụ: Một lao động nữ đến tháng 6/2017 đủ 54 tuổi và 24 năm đóng BHXH. Nếu thời điểm đó suy giảm sức khỏe 61% và nghỉ hưu thì mức lương hưu sẽ là 70% mức bình quân tiền lương, tiền công đã đóng BHXH (do trừ 3% về thời gian đóng thiếu 1 năm và trừ 2% nghỉ trước 1 tuổi). Còn chờ đến tháng 6/2018 đủ 25 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì sẽ hưởng mức lương hưu bằng 65% mức bình quân tiền lương, tiền công đã đóng BHXH (vì 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%, từ năm thứ 16 mỗi năm tính thêm 2%).

Trường hợp đủ 47 đến đủ 51 tuổi thì không nên giám định nghỉ hưu trước tuổi, bởi như vậy sẽ chịu nhiều thiệt thòi do hưởng mức lương hưu thấp so với nghỉ đúng tuổi theo quy định vì mỗi năm nghỉ trước tuổi sẽ trừ 2%.

Xem thêm:

bảo hiểm xã hội điện tử

khai bảo hiểm xã hội điện tử

Ngành bảo hiểm xã hội vượt kế hoạch 101,5% năm 2016

Trong năm 2016, ngành bảo hiểm xã hội đã thu được thành tích đáng kể trong việc nâng cao lượng người tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện. Theo thống kê, ngành bảo hiểm xã hội đã tăng được 5,9 triệu người tham gia so với 2015 tương ứng với 101,5% so với chỉ tiêu đề ra.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016

Sáng 3/1 tại Hà Nội đã diễn ra buổi tổng kết hoạt động 2016 và kế hoạch 2017 của ngành bảo hiểm xã hội và đã có được những con số cụ thể nói lên thành tích của ngành trong năm qua.

Trong số 76,1 người tham gia BHXH, có 12,9 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; 11,1 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); 203 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện và tham gia BHYT là 75,9 triệu người.

Tại buổi lễ, Phó tổng giám đốc BHXH VN ông Nguyễn Minh Thảo cho biết:  “Với số người tham gia BHYT như trên, BHXH VN đã thực hiện tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc là 81,7% dân số, vượt 2,7% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao”.

Đối với việc thu, toàn ngành đạt 101,3% kế hoạch thu. Đối tượng tham gia tiếp tục tăng so với năm 2015, trong đó đối tượng tham gia BHYT tăng mạnh, đạt tỷ lệ bao phủ 81,7% dân số, vượt 2,7% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

Ông Nguyễn Minh Thảo cho biết: “Số nợ được tăng cường kiểm soát đã giảm so với năm 2015. Đến 31/12/2016 số nợ là 7.795 tỉ đồng, chiếm 3,3% so với số phải thu (số nợ cùng kỳ năm 2015 là 9.920 tỉ đồng, chiếm 4,88% so với số phải thu). Về hệ thống kết nối, liên thông giữa cơ quan BHXH và các cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc để cung cấp, tra cứu dữ liệu thẻ BHYT và giám định chi phí KCB BHYT góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ KCB BHYT, tạo thuận lợi cho cơ sở y tế và người có thẻ BHYT đến KCB”.

BHXH Việt Nam đã kết nối thành công với 99,5% cơ sở KCB tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và đang thực hiện chuẩn hóa danh mục thanh toán BHYT, liên thông dữ liệu KCB thông qua Cổng thông tin giám định BHYT.

“Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống cấp số định danh và quản lý BHYT hộ gia đình để cập nhập và cấp số định danh duy nhất cho mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho người dân giao dịch với bất kỳ cơ quan BHXH trên toàn quốc, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ cho việc khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHYT, BHXH” – ông Nguyễn Minh Thảo cho biết.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành công áp dụng khai bảo hiểm xã hội điện tử

Cùng với thành tích đáng kể trong việc nâng cao số người tham gia bảo hiểm xã hội, ngành bảo hiểm xã hội còn thành công trong cải cách hành chính với trên 90% doanh nghiệp tham gia khai bảo hiểm xã hội điện tử năm 2016.

Tiến đến mục tiêu dài hạn sẽ quản lý sổ bảo hiểm điện tử vào năm 2020, ngành bảo hiểm xã hội áp dụng khai bảo hiểm xã hội điện tử từ cuối năm 2015. Với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện, hầu hết doanh nghiệp trên cả nước đã tham gia chuyển đổi từ khai bảo hiểm xã hội truyền thống sang khai bảo hiểm xã hội điện tử qua dịch vụ nhận truyền dữ liệu I-VAN.

Hiện nay, cả nước có khoảng 6 đơn vị cung cấp dịch vụ nhận truyền dữ liệu I-VAN trong đó, dịch vụ I-VAN của công ty phát triển công nghệ Thái Sơn đã được cơ quan BHXH thẩm định và ký hợp đồng sử dụng.

Thay vì thực hiện các thủ tục hành chính trên giấy, việc kê khai bảo hiểm xã hội điện tử thực hiện hoàn toàn trên máy tính nối mạng internet. Doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội điện tử cần chuẩn bị các điều kiện cơ bản như: chữ ký số, mã đơn vị được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, phần mềm EBH, máy tính nối mạng inernet Office (word, excel) từ 2007 trở lên.

Khi đã chuẩn bị các điều kiện cần, doanh nghiệp sẽ tìm hiểu về phần mềm EBH. Đây là phần mềm nằm trong dịch vụ I-VAN của công ty Thái Sơn. Mọi thao tác làm thủ tục hành chính của doanh nghiệp sẽ thực hiện thông qua phần mềm EBH.

Để sử dụng phần mềm EBH, doanh nghiệp chỉ cần tải về máy tính (mở ra luôn không cần cài đặt), sau đó bắt đầu đăng ký thông tin về đơn vị mình và thực hiện kê khai theo 3 bước: Chọn nghiệp vụ, chọn người lao động, và ký nộp hồ sơ.

Có thể thấy, việc khai bảo hiểm xã hội điện tử không hề khó và tiết kiệm được tới 2/3 thời gian thực hiện so với cách làm truyền thống. Doanh nghiệp có thể tải về ngay phần mềm EBH phiên bản dùng thử miễn phí 2 tháng của công ty phát triển công nghệ Thái Sơn để trải nghiệm dịch vụ này.

Cải cách hành chính BHXH tiết kiệm 3 triệu giờ/năm cho doanh nghiệp

Nhờ triển khai các giao dịch điện tử, ngành bảo hiểm xã hội đã thu được những thành tích đáng kể trong cải cách thủ tục hành chính năm 2016. Không chỉ giảm bớt áp lực cho cán bộ làm bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn tiết kiệm được khoản chi không nhỏ nhờ tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Những con số biết nói và công cuộc cải cách hành chính năm 2016 của ngành bảo hiểm xã hội

Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2016, chỉ còn 32 thủ tục hành chính; giảm 38% thành phần hồ sơ, giảm 42% tiêu thức trên tờ khai biểu mẫu; giảm 54% quy trình, thao tác thực hiện so với năm 2015.

Bên cạnh đó, với việc áp dụng giao dịch điện tử trong thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đã giúp tăng năng suất làm việc của cán bộ nhàng và giảm được thời gian, chi phí thực hiện cho doanh nghiệp.

Tính riêng lẻ mỗi doanh nghiệp sẽ khó để thấy được tầm quan trọng của việc giảm thời gian thực hiện nhưng nếu ước tính với 300.000 đơn vị tham gia BHXH như hiện nay, chỉ cần mỗi đơn vị có một nhân sự làm bảo hiểm xã hội, việc giảm giờ giao dịch với cơ quan BHXH giúp DN tiết kiệm được hàng trăm nghìn tỷ đồng/năm.

Với tổng số hơn 90% doanh nghiệp đã thực hiện các giao dịch điện tử BHXH như hiện nay, phương thức giao dịch điện tử và qua hệ thống bưu điện đã giúp giảm 16 giờ đi lại, chờ đợi trong việc làm thủ tục tại cơ quan BHXH cho 1 DN/năm. Tính trên khoảng 300.000 DN đang tham gia BHXH, số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm.

Trước những thành tích đáng nói trên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh cho hay: Ngành BHXH sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong giao dịch với tổ chức, cá nhân và hoạt động quản lý của ngành. BHXH Việt Nam sẽ triển khai tập trung hóa dữ liệu đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên phạm vi toàn quốc và kết nối các phần mềm riêng để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và cải cách TTHC.

Khai bảo hiểm xã hội điện tử góp phần cải cách thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí

Nằm trong mục tiêu cải cách hành chính đồng thời tiến đến quản lý ngành bảo hiểm xã hội bằng hệ thống điện tử, cơ quan BHXH VN đã áp dụng khai BHXH điện tử từ cuối năm 2015. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi từ khai bảo hiểm xã hội truyền thống sang BHXH điện tử sẽ giảm được tối đa thời gian và chi phí thực hiện.

Việc khai bảo hiểm xã hội điện tử được thực hiện thông qua dịch vụ nhận truyền dữ liệu I-VAN. Để lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ I-VAN tốt, cơ quan bảo hiểm xã hội đã thử nghiệm và đưa ra quyết định ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ I-VAN của công ty phát triển công nghệ Thái Sơn.

Dịch vụ I-VAN của công ty Thái Sơn phù hợp với mọi doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ tới lớn và có nhiều lựa chọn phù hợp với ngân sách của từng đơn vị. Đặc biêt, những doanh nghiệp chưa từng khai BHXH điện tử có thể đăng ký ngay gói dùng thử miễn phí 2 tháng dịch vụ I-VAN mà công ty Thái Sơn triển khai nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi khai bảo hiểm xã hội điện tử.

Do thủ tục khai BHXH điện tử đơn giản và không mất thời gian nên bất cứ ai có kiến thức cơ bản về máy tính đều có thể thực hiện. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều kiện cần trước khi bắt đầu khai BHXH điện tử, bao gồm: Chữ ký số, mã đơn vị do cơ quan BHXH cấp, máy tính nối mạng có sử dụng hệ điều hành Window XP trở lên, phần mềm khai BHXH điện tử EBH.

Để sử bắt đầu khai bảo hiểm xã hội điện tử, doanh nghiệp cần tải về máy  phần mềm EBH, không cần cài đặt và thực hiện theo 3 bước: Chọn nghiệp vụ, chọn người lao động, và ký nộp hồ sơ. Thông thường sẽ chỉ tốn khoảng 10 phút để kê khai bảo hiểm xã hội điện tử thay vì tốn hàng giờ đồng hồ đến trực tiếp cơ quan BHXH thực hiện.

cai-cach-hanh-chinh-bhxh-tiet-kiem-3-trieu-gio-nam-cho-doanh-nghiep.pngKhai bảo hiểm xã hội điện tử với phần mềm EBH đơn giản và nhanh gọn.

Với 12 năm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền nhận dữ liệu cho doanh nghiệp, Thái Sơn là đối tác tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Hải quan điện tử, Thuế điện tử và Bảo Hiểm xã hội điện tử. Điện tử hóa mọi thủ tục hành chính là xu hướng tất yếu của thời đại, thời gian tới, công ty Thái Sơn sẽ mở rộng thêm những lĩnh vực khác giúp doanh nghiệp có thêm giải pháp tối ưu xử lý thủ tục hành chính.

Hình thức giao dịch điện tử của Bảo hiểm xã hội

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về hình thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Trong Nghị định quy định rõ điều kiện, phương thức và nguyên tắc của giao dịch điện tử khi thực hiện đối với nghành Bảo hiểm xã hội.

Trong đó, Nghị định đã đưa ra quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm có đủ điều kiện:

phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử eBH

1- Có chứng thư số còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp theo quy định của pháp luật. Trường hợp các cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa có chứng thư số thì được phép sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp;

2- Cơ sở vật chất khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; sở hữu địa chỉ thư điện tử liên lạc thường xuyên ổn định và đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội sẽ được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua phần mềm I-VAN theo quy định.

Những chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử có các giá trị pháp lý như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các giấy tờ văn bản bằng giấy theo quy định của pháp luật. Chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ bao gồm: hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử; các chứng từ kế toán theo quy định về chế độ kế toán của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng phương tiện điện tử; những văn bản, thông báo khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch bảo hiểm xã hội bằng các phương tiện điện tử.

Các chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử nêu trên phải có đủ chữ ký số của những người có trách nhiệm ký những chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp chứng từ bảo hiểm xã hội điện tử được thực hiện các giao dịch điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Tổ chức cung cấp phần mềm I-VAN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ các đơn vị khi sử dụng giao dịch điện tử phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy định của các cơ quan pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định, pháp luật có liên quan.

Vì vậy, việc thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm các tiêu chí rõ ràng, bình đẳng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định, pháp luật của Nhà nước về bảo mật và toàn vẹn thông tin.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép lựa chọn hình thức giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Thông tin bạn có thể quan tâm:

EBH– Giải pháp văn phòng điện tử cho các doanh nghiệp, cơ quan hành chính

Phần mềm bảo hiểm xã hội EBH giúp việc khai bảo hiểm xã hội điện tử tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thay vì mất chừng 3h đồng hồ cả thời gian di chuyển, chờ đợi làm thủ tục, doanh nghiệp chỉ mất chừng 10 phút kê khai BHXH trên máy tính.

Phần mềm khai bhxh trực tuyến eBH
Phần mềm khai bhxh trực tuyến eBH

Khai bảo hiểm điện tử được thực hiện thông qua dịch vụ nhận truyền dữ liệu I-VAN. Hiện tại, cơ quan BHXH đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ I-VAN do công ty phát triển công nghệ Thái Sơn xây dựng và cung ứng. Ưu điểm của dịch vụ I-VAN công ty Thái Sơn cung cấp phải kể đến tính thân thiện dễ sử dụng, độ bảo mật cao và chi phí hợp lý.

Với 12 năm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền nhận dữ liệu cho doanh nghiệp, Thái Sơn là đối tác tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Hải quan điện tử, Thuế điện tử và Bảo Hiểm xã hội điện tử. Điện tử hóa mọi thủ tục hành chính là xu hướng tất yếu của thời đại, thời gian tới, công ty Thái Sơn sẽ mở rộng thêm những lĩnh vực khác giúp doanh nghiệp có thêm giải pháp tối ưu xử lý thủ tục hành chính.

Mọi thông tin về phần mềm EBH cũng như cách sử dụng phần mềm, các bạn hãy liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn

Trụ sở: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

Tel : 04.37545222, Fax: 04.37545223,

Website: http://thaison.vnwww.cloudoffice.com.vn

Tuổi nghỉ hưu được tính theo những phương án nào?

Theo tờ trình Chính Phủ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hai phương án về tuổi nghỉ hưu đã được đưa ra đó là: giữ như hiện hành (nam 60 và nữ 55 tuổi) và tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 60. Việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu này sẽ được thực hiện theo lộ trình mỗi năm 3 tháng để đảm bảo vận hành “mượt mà”, không gây xáo trộn mạnh đến bố trí và sử dụng lao động.

Cũng theo đại diện của Bộ cho biết, đề xuất này dựa trên nhiều cơ sở: tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng so với giai đoạn trước, khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài, nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm; Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số. Đồng thời, nếu giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí đang mất cân đối.

tuoi-nghi-huu-duoc-tinh-theo-nhung-phuong-an-nao

Theo tính toán của cơ quan bảo hiểm, nếu không nâng tuổi nghỉ hưu thì năm 2020, mức thu Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bằng mức chi và đến 2037, cán cân thu chi cân bằng, bao gồm cả kết dư quỹ, phải lấy ngân sách bù vào.

Ông Trần Đình Liệu, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân tích, hiện nay tuổi thọ bình quân của người Việt là 73, thời gian bình quân đóng BHXH khoảng 25 năm, bình quân tuổi nghỉ hưu là 54 (nam 60, nữ 55 tuổi); thời gian hưởng lương hưu kéo dài khoảng 19-20 năm thì không quỹ nào chịu nổi.

“Với mức đóng và tỷ lệ đóng như hiện nay thì mức hưởng lương hưu của người Việt Nam chỉ khoảng 55 -60%, nhưng người lao động đang được hưởng tối đa 75%. Việc điều chỉnh mức hưởng của người lao động rất khó nên phải nâng tuổi nghỉ hưu lên”, ông lý giải.

Dự án đang lấy ý kiến rộng rãi chuyên gia và người dân. Tháng 1/2017, dự thảo Luật sẽ chính thức trình Thủ tướng và tháng 4/2017 trình Quốc hội

>> Xem thêm: bảo hiểm xã hội điện tửnộp bảo hiểm điện tử